có diện tích rộng 3.300m2 nằm trên đường Hùng Vương tại địa bàn phường An Thạnh. Tổng số CBGV - CNV trường là 44 đồng chí: 03 Ban giám hiệu, 30 giáo viên, 11 nhân viên (trong đó có 14 đòan viên và 18 Đảng viên).

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG



Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013. Sáng ngày 17/05/2013 Trường mầm non thị xã Hồng Ngự đã tổ chức cho hơn 70 học sinh tham gia chuyến tham quan các di tích lịch sử của địa phương, địa điểm là Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Nhà bảo tàng Đồng Tháp; Siêu thị Đồng Tháp.
Vào lúc 6.30 sáng, hai chiếc xe màu cam to đùng dừng chân ở cổng trường mầm non thị xã Hồng Ngự chào đón hơn 70 “hành khách nhí” cùng 15 Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường và bắt đầu cho chuyến hành trình đầy thú vị.
Hai chiếc xe đại diện cho hai đoàn: Đoàn 1 là học sinh lớp Lá, đoàn 2 là học sinh lớp Chồi. Khi mới lên xe các giáo viên ở đoàn 2 tỏ ra hào hứng tổ chức cho các cháu thi hát cá nhân, hát tập thể… để các cháu quên đi cái sợ sệt, mệt mỏi và…ói. Khởi động được một lúc mà đường thì còn dài quá, Cô giáo đành chuyển hướng: Bạn nào đói bụng cô cho ăn, bạn nào khát nước cô cho uống, bạn nào buồn ngủ cô cho ngủ…
 Có những kiểu ngủ thật dễ thương và mang tính chất đồng đội hết ý mà người lớn không thể làm được, có minh chứng hẳn hòi đây này


Còn ở đoàn 1 thì sao? Không cần phải nói nữa rồi, các “Hành khách” đều là các bạn lớp 5 tuổi nên trên suốt chuyến đi các bạn cứ nói, cứ hát và đặt biệt gặp gì cũng hỏi, đến nổi giáo viên trên xe phải năn nỉ “Thôi nghỉ nói chuyện đi, nhắm mắt ngủ 1 chút cho khỏe, khi nào đến nơi cô sẽ gọi” thế mà…vẫn là lá la mãi thôi. 
A, Lăng cụ Phó bảng kia rồi! ke..et két! Xe đã ngừng rồi, nào các bạn! chúng ta xuống xe nào! Chụp hình làm kỉ niệm nhé! Nào từ từ đừng chen lấn, từng lớp một nhé! Chuẩn bị 1,2…3! 




Các bạn biết không Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở số 123 đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo, được Bộ văn hóa xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 09/04/1992.
          Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào tháng 8/1975 và khánh thành vào tháng 12/1977. Với diện tích 3,6 ha, Khu di tích được chia thành ba khu vực chính gồm: Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen.
Chúng ta vào tham quan Lăng cụ thôi! Mệt quá, tìm chổ nghỉ chân, ăn sáng cái đã.




Xong rồi, chúng ta vào tham quan nhà sàn Bác Hồ nhé! Đây là ao cá Bác Hồ nè các bạn




Chúng ta đến mộ Cụ Phó bảng thấp nén nhan tỏ lòng tôn kính, biết ơn và cầu cho bản thân bình an, khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi xứng danh con cháu Bác Hồ



Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Mộ được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát. Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (Nằm bên phải mộ).
Phía trước mộ là Ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp







Chúng ta rời mộ Cụ Phó bảng để đến tham quan nhà trưng bày nhé!
Rời lăng mộ Cụ Nguyễn, các cháu sẽ cháu được tham quan khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ và khu nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu như nhà sàn của Bác ngay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Tại đây các cháu cũng có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác, góc làm việc, nơi nghỉ ngơi của Bác sau giờ làm việc… 












Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lân cận lại hội tụ về đây tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Tỉnh Đồng Tháp đã quyết định nâng ngày giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hằng năm lên thành lễ hội cấp tỉnh.
Một góc khác của lăng cụ Nguyễn có trưng bày 2 gốc cây to được nghệ nhân điêu khắc tạc hình 9 con rồng và 12 con giáp trông sinh động và hấp dẫn những ai thích chơi đồ gỗ, đặc biệt là gốc cây cổ thụ.


Đúng 9.30 Đoàn tham quan tạm biệt Lăng cụ Nguyễn di chuyển đến Nhà bảo tàng Đồng Tháp cũng ở phường 4, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
 Với bề dầy lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng tại nơi này, năm 1978 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quyết định chọn cụm di tích này là cơ quan Bảo tồn Bảo tàng tỉnh nhằm làm cho nơi đây trở thành nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
 Năm 1999, Bảo tàng Đồng Tháp đã được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 29/12/2000 và được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào ngày 5/9/2008

Trong nhà bảo tàng có trưng bày hàng ngàn hiện vật gốc và nhiều tài liệu khoa học thể hiện về
 - Thiên nhiên – Đất nước – Con người Đồng Tháp trong quá trình khai hoang mở đất;
 - Hình ảnh anh hùng của quân và dân Đồng Tháp trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ;
- Nét sinh hoạt văn hóa của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó đây còn là nơi lưu giữ nhiều di chỉ văn hóa Óc Eo của Vương quốc Phù Nam được khai quật tại Gò Tháp và nhiều cổ vật, hiện vật các loại, được nhân dân đóng góp, tặng Bảo tàng cất giữ, trưng bày như: cổ vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 11-20, hòm tiền thời Gia Long thông bảo và Minh Mạng thông bảo..


Có nhiều hình ảnh gần gũi với trẻ lắm như mộ số loại cây trái Đồng bằng sông Cửu Long (quýt hồng, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, xoài…), một số con vật tái hiện sự sống vùng Đồng Tháp Mười (khỉ, cá sấu, chim , cò, ong, trăn, rắn, rùa, chuột, ếch,…)

Khi cô nhân viên thuyết minh hỏi cô đố các bạn các loại trái cây này là giả hay thật? các bạn trả lời “Giả”; cô thuyết minh hỏi tiếp “Vậy các con vật này là giả hay thật?” các bạn trả lời “Giả”. Nhưng lần này cô thuyết minh lại nói “Sai rồi, là thật đấy!”. Các bạn ngơ ngác “Nhưng con đâu có thấy nó nhút nhít đâu?” Cô thuyết minh cười “Vì nó được xử lý hóa chất cả rồi”. “Vậy hóa chất là gì vậy cô?”
 Các bạn thấy đấy, không hiểu thì phải hỏi đã hỏi thì phải học. Các bạn chúng ta thật thông minh đúng không nào? Lúc này cô thuyết minh đã phải giải thích cho các bạn biết hóa chất là gì rồi đúng không.
Bên trong còn có nhiều loại ghe xuồng, nhiều loại đồ dùng dùng để đánh bắt cá, nhiều loại đồ vật làm bằng đất sét, bằng tre,…quả là một cuộc hành trình bổ ích!
 Bên ngoài bảo tàng trưng bày những chiến lợi phẩm trong thời kỳ chiến tranh như máy bay trực thăng, súng đại bác, tàu chiến,…
Đói bụng rồi các bạn ơi! đoàn tham quan chào tạm biệt cô thuyết minh duyên dáng rồi cùng nhau thẳng tiến đến quán Xuân Mai ở đường Lê Quý Đôn, phường 1, TP Cao Lãnh để cùng thưởng thức bữa cơm trưa và nghỉ ngơi chút nhé!






Sau những giây phút ăn uống nghỉ ngơi, đoàn tham quan tiếp tục dừng chân ở Siêu thị Đồng Tháp. Ở đây, các cháu được trãi nghiệm với cuộc sống quan sát siêu thị, nhận biết lối vào, lối ra, đặc biệt biết tự chọn cho mình những món quà ưa thích. Nhìn các bé hứng khởi, tíu tít xách giỏ mua hàng cô giáo liền chụp lại một vài bô ảnh…nhưng bị nhân viên bán hàng la nên chỉ có thể chụp lén thôi à










Có những cháu say sưa lựa chọn mà không biết rằng tiền ba mẹ cho mang theo có giới hạn. Tội nghiệp cho một số cháu phải bỏ bớt hàng lại ở quầy tính tiền đấy!
Ra khỏi siêu thị mỗi bạn cầm một bọc đồ trên tay mà vui cười hí hố, dường như bao sự mệt mỏi đã tan biến đi tự lúc nào.
12.20 giờ rồi cuộc hành trình phải kết thúc quay về nơi xuất phát thôi. Các cháu cùng lên xe và trở về thị xã Hồng Ngự. Chuyến đi về bầu không khí khác hẳn chuyến đi, không khí yên lặng, Bác tài mở phim hoạt hình nhưng chẳng có ai xem vì “hành khách” … đều ngủ cả rồi.
Tin tin… trường mầm non thị xã Hồng Ngự đây rồi, thức dậy, xuống xe thôi!.
Cuộc hành trình kết thúc tốt đẹp và các cháu cũng có một chuyến đi đầy ý nghĩa





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét